Tham dự buổi gặp mặt có đồng chí Nguyễn Đức Tám, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy; đồng chí Hồng Quốc Cường, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Nguyễn Văn Ngữ, nguyên Chủ tịch UBND huyện, nguyên Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Đề án, các đồng chí trong Ban chỉ đạo thực hiện Đề án, cùng các đồng chí lãnh đạo UBND, UBMTTQVN huyện và cán bộ, công chức, học viên Đề án 500 của huyện Thăng Bình.
Quang cảnh buổi gặp mặt
Phát biểu khai mạc tại buổi gặp mặt đồng chí Hồng Quốc Cường, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh qua 5 năm triển khai thực hiện Đề án huyện Thăng Bình đã được Ban Điều hành Đề án 500 tỉnh Quảng Nam tuyển chọn đào tạo 44 sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ chính quy ở các Trường Đại học trong và ngoài tỉnh tham gia đào tạo Trung cấp Chính trị - Hành chính các khóa I, II, III, IV tại Trường Chính tại tỉnh Quảng Nam. Đến nay đã có 43 sinh viên tốt nghiệp về nhận công tác tại các địa phương có em đã công tác trên 3 năm (khóa I, 2013) ít nhất là 1 năm (khóa III, 2015). Với kiến thức chuyên ngành được đào tạo 4 năm tại trường đại học và qua 1 năm được đào tạo về chính trị - hành chính, được bồi dưỡng về kiến thức kỹ năng khi về địa phương công tác các em nhanh chóng tiếp cận công việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Nhiều em đã trưởng thành được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, được bầu vào cấp ủy xã, thị trấn; được nhân dân tín nhiệm bầu làm Đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn; có em trúng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện.
Học viên Đề án 500 phát biểu tại buổi gặp mặt
Nhằm mục đích để UBND huyện báo cáo tổng kết kết quả 5 năm triển khai thực hiện Đề án và thông qua buổi gặp mặt để cán bộ, công chức Đề án 500 trao đổi tâm tư về những việc đã làm được chưa được khi về địa phương công tác, những thuận lợi, khó khăn, trăn trở với nhiệm vụ được lãnh đạo các địa phương phân công nhằm làm tốt hơn nữa trong thời gian tới. Đề án 500 được triển khai góp phần trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức xã; chất lượng công việc ở cơ sở ngày càng được cải thiện, đảm bảo kịp thời, hiệu quả hơn trước. Thuận lợi trong công tác quy hoạch, bổ sung vào các chức danh chủ chốt ở xã do có nguồn cán bộ tại chỗ đáp ứng ngay được năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, lịch sử chính trị. Làm thay đổi nhận thức của lãnh đạo một số địa phương, đó là không nhất thiết phải có nguồn cán bộ tại chỗ mà có thể người của địa phương này đến làm việc ở địa phương khác, tránh cục bộ địa phương, từng bước nâng cao được tính chuyên nghiệp hóa đối với cán bộ, công chức cấp xã./.