Chi tiết tin

A+ | A | A-

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính

Người đăng: Admin Nội vụ Ngày đăng: 14:55 | 14/08/2015 Lượt xem: 7372

Ứng dụng CNTT giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý, điều hành, làm cho nội dung công tác quản lý nhà nước ngày càng minh bạch hơn, người dân dễ tiếp cận với thông tin và tri thức.

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin (CNTT) cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm thay đổi đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Ứng dụng CNTT giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý, điều hành, làm cho nội dung công tác quản lý nhà nước ngày càng minh bạch hơn, người dân dễ tiếp cận với thông tin và tri thức. Việc ứng dụng CNTT gắn với cải cách hành chính (CCHC) trong các cơ quan nhà nước đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của doanh nghiệp và công dân.
     Được sự quan tâm của Sở Thông tin và Truyền thông và UBND huyện Thăng Bình, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể.
     Năm 2013, Phòng Văn hóa & Thông tin huyện đã tham mưu UBND huyện ban hành Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2013 - 2015".
     Đề án được tiến hành 2 giai đoạn với các hạng mục như: Nâng cấp trang thông tin điện tử huyện lên Cổng thông tin điện tử;  xây dựng các cổng thông tin điện tử con cho các xã, thị trấn; triển khai phần mềm quản lý hộ tịch, phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc;  xây dựng các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3;  phần mềm báo cáo tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Trang bị hạ tầng CNTT từ huyện đến xã và công tác đào tạo, tập huấn. Trong đó giai đoạn 2013-2014 hoàn thiện và thống nhất áp dụng các phần mềm ứng dụng như hệ thống một cửa điện tử, phần mềm quản lý công văn, công việc, cổng thông tin điện tử ... trong quản lý điều hành của UBND huyện. Xây dựng cổng thông tin điện tử đáp ứng được cơ chế kết nối và thể hiện thông tin từ các hệ thống thông tin chuyên ngành, hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp và cơ sở dữ liệu dùng chung. Từng bước tạo lập kênh thông tin với cán bộ, nhân dân trong huyện với lãnh đạo. Phát triển các dịch vụ cần thiết khác phù hợp với thực tế và nhu cầu của huyện. Góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước, cải cách bộ máy tổ chức và lề lối làm việc trong hệ thống các cơ quan thuộc UBND huyện trên cơ sở gắn liền mục tiêu tin học hóa quản lý hành chính nhà nước với chương trình cải cách hành chính của Chính phủ.
     Giai đoạn 2015: Sẽ xây dựng trang thông  tin các dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp trên cổng thông tin điện tử huyện. Lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3 đối với các thủ tục hành chính như đất đai, xây dựng, kinh doanh, tư pháp. Xây dựng dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 cho phép công dân, doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào dịch vụ như: gửi - tiếp nhận hồ sơ, tra cứu tình trạng xử lý của hồ sơ, nhận thông báo kết quả xử lý trực tuyến …. Bên cạnh đó, giải pháp còn giúp quá trình xử lý hồ sơ được mạch lạc, tuần tự theo quy định, tránh sai sót, rút ngắn thời gian xử lý và tiết kiệm đáng kể chi phí hành chính. Phấn đấu đến cuối năm 2015, huyện Thăng Bình sẽ xây dựng hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, Portal, hệ thống một cửa điện tử, đồng thời có một đội ngũ nhân sự có trình độ về tin học, CNTT để đáp ứng tốt các yêu cầu về quản lý điều hành, chia sẻ thông tin, từng bước kết nối với các hệ thống mạng của tỉnh nhà cũng như toàn quốc.
     Qua giai đoạn một, Đề án cơ bản đảm bảo tính ổn định để đưa các ứng dụng CNTT vào phục vụ quản lý hành chính nhà nước, phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo trong cơ quan nhà nước một cách thông suốt từ UBND huyện đến các phòng ban, xã trong toàn huyện. Góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước, cải cách bộ máy tổ chức và lề lối làm việc điều hành của UBND huyện trên cơ sở gắn liền mục tiêu tin học hóa quản lý hành chính nhà nước với chương trình cải cách hành chính của Chính phủ. Tạo cơ sở pháp lý trong việc qui định sử dụng mạng điều hành tác nghiệp của toàn  huyện. Thúc đẩy công tác cập nhật cơ sở dữ liệu chuyên ngành, văn bản pháp qui... để đảm báo các dữ liệu được đăng tải đầy đủ trên hệ thống điều hành tác nghiệp cũng như cổng thông tin điện tử của  huyện để người dân được thuận tiện trong việc tra cứu. Một trong những công cụ giám sát hiệu quả đó là "Cổng thông tin điện tử huyện" và hệ thống “một cửa điện tử” . Đây không chỉ đơn thuần là công cụ thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, mà còn là mức đánh giá hiệu quả việc minh bạch thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện. Xác định Cổng thông tin điện tử là kênh giao tiếp quan trọng giữa chính quyền với người dân và các tổ chức, từ  tháng 7 năm 2014 Phòng VH&TT huyện đã tham mưu UBND huyện nâng cấpTrang thông tin điện tử huyện lên thành Cổng thông tin điện tử, đến nay Cổng thông tin điện tử  huyện đã cơ bản được cập nhật cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ. Về tổng thể Cổng thông tin điện tử huyện đã cung cấp đầy đủ thông tin trên các mục: Thông tin giới thiệu (Lịch sử phát triển, Bản đồ Thăng Bình, Cơ cấu tổ chức, Tên đường Thị trấn Hà Lam), Tin tức (Chính trị, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội, Quốc phòng - An ninh, Du lịch, Văn học - Nghệ thuật, Cải cách hành chính, Khoa học - Công nghệ); Mở các chuyên mục theo từng thời điểm: Xây dựng Nông thôn mới, Cuộc thi Tìm hiểu Hiến pháp năm 2013… Đã xây dựng và triển khai Cổng thông tin điện tử thành viên các xã, thị trấn.Trong 6 tháng cuối năm 2014 đăng được 368 tin, bài các loại.
     Nhằm thống nhất quy trình tiếp nhận và trả hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ, giảm chi phí đi lại của công dân và các tổ chức, đồng thời giảm công văn, giấy tờ, tiết kiệm chi phí, năm 2013 huyện đã đưa vào khai thác và sử dụng phần mềm một cửa điện tử tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả do Văn phòng HĐND&UBND huyện quản lý bao gồm các thủ tục: Đất đai, Công thương, Tư pháp, Lao động - Thương binh& Xã hội, Tài chính - Kế hoạch, Xây dựng, Đăng ký kinh doanh; năm 2015 sẽ triển khai thủ tục thuộc lĩnh vực Thông tin - Truyền thông.
     Hiện nay Phòng VH&TT huyện đang phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin & Truyền thông Quảng Nam thực hiện việc nâng cấp phần mềm một của điện tử của huyện và xây dựng hệ thống tin nhắn SMS để phục vụ lãnh đạo và công dân trên địa bàn huyện.
     Việc UBND huyện Thăng Bình ban hành Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2013 – 2015” và đã triển khai một số hạng mục trong giai đoạn một là tín hiệu vui trong công tác xây dựng hạ tầng truyền thông tốc độ cao, đa dịch vụ, liên kết các hệ thống thông tin nội bộ của các phòng, ban, xã,  đảm bảo an toàn và bảo mật, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước của huyện. Phấn đấu đến cuối năm 2015, huyện Thăng Bình sẽ xây dựng hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, Portal, hệ thống một cửa điện tử, xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến đến 22 xã thị trấn của huyện, đồng thời có một đội ngũ nhân sự có trình độ về tin học, CNTT để đáp ứng tốt các yêu cầu về quản lý điều hành, chia sẻ thông tin, từng bước kết nối với các hệ thống mạng của tỉnh Quảng Nam...
     Để việc ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước thực sự là công cụ để phục  vụ cải cách hành chính là công việc không hề đơn giản, nên cần có chính sách nhất quán, lâu dài.
     Cần có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, phòng, ban, địa phương, sự tham gia triệt để của các cán bộ, công chức toàn huyện, nhất là cán bộ chuyên trách về CNTT.
     Ứng dụng CNTT phải đi đôi với CCHC, quá trình CCHC đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ứng dụng CNTT phải giải quyết, vì vậy thủ tục hành chính phải ổn định thì ứng dụng CNTT mới đạt hiệu quả tốt.
     Cần phải ban hành các quy chế, quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thông tin  đã được triển khai; xây dựng quy trình trao đổi; lưu trữ, xử lý văn bản điện tử; quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức  tốt, ổn định trong công tác, nhằm đảm bảo các hệ thống thông tin đã đầu tư được hoạt động liên tục, hiệu quả.
     Phải có cơ chế duy trì, bảo dưỡng hạ tầng CNTT đã đầu tư, thường xuyên rà soát, đầu tư, nâng cấp, nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển ứng dụng CNTT; phải có đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tiếp nhận các hệ thống phần mềm đã triển khai và phát triển cho tương lai hỗ trợ cho người dùng trong quá trình vận hành. Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức cho người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc khai thác thông tin từ các sản phẩm CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước


Tác giả: Huỳnh Thị Định

Nguồn tin: http://thangbinh.quangnam.gov.vn/

Các tin mới hơn:

Chỉ đạo điều hành

Thông tin người phát ngôn

Họ tên:

Chức vụ:

Số điện thoại:

Email: 

Chuyên mục khác

Liên kết website